Ghi chú Tổ Chức SCP

  1. 1 2 Các nhánh ngôn ngữ chính thức của trang có các ngôn ngữ Tiếng Đức, Tiếng Hàn, Tiếng Nhật, Tiếng Nga, Tiếng Thái, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Ba Lan, Tiếng Ý, Tiếng Pháp, Tiếng Ukraina, Tiếng Bồ Đào Nha, Tiếng Séc, Tiếng Trung (Giản thể), Tiếng Trung (Phồn thể), Tiếng Việt[1]
  2. Chỉ bắt buộc đăng ký để gửi tác phẩm, hoặc để bình luận, đánh giá tác phẩm hiện có. Tất cả mọi người có thể xem trang mà không cần tài khoản
  3. "SCP" viết tắt của "Secure, Contain, Protect" (Quản thúc, Lưu trữ, Bảo vệ) [5] và "Special Containment Procedures" (Quy trình Quản thúc Đặc biệt)
  4. Trong bối cảnh của trang, mục này sẽ được ghi là: "Tôi là một lò nướng bánh mì mà chỉ có thể được đề cập bằng ngôi thứ nhất."
  5. Các phân loại quản thúc dị thể được công nhận bao gồm:[17][18]
    • Safe: SCP được hiểu biết đủ rõ để có thể quản thúc 1 cách dễ dàng.
    • Euclid: SCP không được hiểu biết đủ rõ để dễ dàng quản thúc hoặc có hành vi không thể dự đoán.
    • Keter: SCP không thể quản thúc đầy đủ hoặc yêu cầu quy trình quản thúc phức tạp, chi tiết để có thể quản thúc.
    • Thaumiel: SCP có lợi cho Tổ Chức hoặc dùng để quản thúc các SCP khác.
    • Neutralized: SCP đã bị phá hủy hoặc mất đặc tính dị thường.
    • Apollyon: SCP không thể quản thúc được và đang gây ra một sự kiện kết thúc thế giới.
    • Archon: SCP không nên được quản thúc vì thiệt hại gây ra từ việc quản thúc và/hoặc lợi ích của việc giữ SCP không được quản thúc.
    • Explained: SCP từng được cho là dị thường, nhưng đã có thể được giải thích bởi khoa học hiện đại.
    • Esoteric/Narrative (Huyền bí/Ngoại lai): SCP không khớp với bất kỳ phân loại nào cả và được gán một phân loại riêng cho chúng.
    • Decommissioned: SCP bị cố tình phá hủy trong vũ trụ SCP do chỉ trích ở bối cảnh ngoài vũ trụ SCP (đời thực).
  6. Các mức độ bảo mật được công nhận bao gồm:[19]
    • Cấp độ 1: Không giới hạn (UR): Mọi nhân sự của Tổ Chức có thể xem tài liệu này. Nếu ai đó được Tổ Chức trả lương định kì, họ có thể xem tài liệu.
    • Cấp độ 2: Giới hạn (RS): Phần lớn nhân sự Tổ Chức có thể xem tài liệu này nếu yêu cầu của họ được chấp nhận. Nếu một nhân sự là thượng cấp của nhân sự khác, họ hiển nhiên có quyền truy cập Cấp 2. Nếu một nhân sự không là thượng cấp của nhân sự nào khác, họ sẽ cần yêu cầu thượng cấp của mình cho phép truy cập.
    • Cấp độ 3: Nhạy cảm (CF): Chỉ một số ít các nhân sự được phép xem tài liệu này. Những nhân sự phụ trách quản lý chính tại một Điểm sẽ có quyền truy cập Cấp 3. Nếu một nhân sự là thượng cấp của nhân sự khác, tuy nhiên chưa có quyền truy cập Cấp 3, họ cần gửi yêu cầu truy cập đến nhân sự quản lý điểm. Nếu một nhân sự không là thượng cấp của nhân sự nào khác, họ cần gửi yêu cầu truy cập đến thượng cấp của mình, và người này sẽ gửi yêu cầu truy cập đến nhân sự quản lý điểm.
    • Cấp độ 4: Bí mật (SC): CHỈ những nhân sự quản lý điểm và quản lý chung Tổ Chức mới có quyền truy cập tài liệu này. Nhìn chung, yêu cầu truy cập của nhân sự không có quyền truy cập Cấp độ 4 thường sẽ bị từ chối, và chỉ được chấp nhận cho những mục đích hết sức cụ thể.
    • Cấp độ 5: Tuyệt Mật (TS): CHỈ những nhân sự quản lý cấp cao nhất của Tổ Chức, như Ủy ban Đạo đức hay Hội đồng O5, mới có quyền truy cập vào tài liệu này. Mọi yêu cầu truy cập của nhân sự không có quyền truy cập cấp độ 5 đều sẽ bị từ chối.
    • Cấp độ 6: Tối Mật (CTS): Chỉ một thành viên của Hội đồng O5 được phép truy cập tài liệu này. Chỉ thành viên Hội đồng O5 này có quyền quyết định đối với những yêu cầu truy cập tài liệu.
  7. Phân loại quy mô được công nhận bao gồm:[19]
    • Dark: Ảnh hưởng đã biết hoặc tiềm tàng của vật thể rất yếu và không đáng quan ngại.
    • Vlam: Ảnh hưởng đã biết hoặc tiềm tàng của vật thể sẽ chỉ tác động lên một vài người ở mỗi thời điểm nhất định.
    • Keneq: Ảnh hưởng đã biết hoặc tiềm tàng của vật thể sẽ tác động đến nhiều người với số lượng tương đương một thành phố.
    • Ekhi: Mức độ ảnh hưởng đã biết của dị thể có thể mở rộng ra tương đương với một vùng đô thị lớn cho đến một quốc gia. Mức độ ảnh hưởng tiềm tàng có thể lan rộng ra toàn thế giới như chúng ta đã biết.
    • Amida: Phân loại Quy mô này chỉ nên được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt khi Tổ Chức đã ở trong trạng thái "tuyên chiến" với dị thể. Khi đó, dị thể được nói tới đã đe dọa nghiêm trọng đến tình trạng bình thường và Tấm Màn, đến nỗi Tổ Chức không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng mọi biện pháp khả thi để vô hiệu hóa nó.
  8. Phân loại hiểm họa được công nhận bao gồm:[19]
    • Notice: Hiệu ứng dị thường của dị thể nằm ở mức độ gần như không thể nhận diện hoặc nhẹ.
    • Caution: Hiệu ứng dị thường của dị thể nằm ở mức độ nhẹ đến vừa.
    • Warning: Hiệu ứng dị thường của dị thể nằm ở mức độ từ vừa phải đến đáng chú ý.
    • Danger: Hiệu ứng dị thường của dị thể nằm ở mức độ từ rõ rệt đến trầm trọng.
    • Critical: Phân loại Hiểm họa này chỉ nên được sử dụng khi hiệu ứng dị thường do dị thể gây ra sẽ xảy ra ngay lập tức khi tiếp xúc và/hoặc hết sức nghiêm trọng. Dị thể không nhất thiết phải luôn gây ra thiệt hại về tính mạng, tuy nhiên điều này gần như chắc chắn sẽ xảy ra.
  9. Bao gồm các vật thể SCP "hài", vật thể SCP được lưu trữ để xóa, và các bài dịch SCP từ các nhánh ngôn ngữ khác.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tổ Chức SCP http://www.bustle.com/articles/38889-the-10-scarie... http://www.csmonitor.com/The-Culture/Culture-Cafe/... http://www.dailydot.com/fandom/scp-foundation-para... http://www.fantascienza.com/22696/cos-e-la-scp-fou... http://gametyrant.com/news/scp-secret-laboratory-f... http://www.geek.com/news/the-11-weirdest-subreddit... http://www.heraldscotland.com/arts_ents/14466276.P... http://io9.com/5476680/enter-the-scp-foundations-b... http://www.popmatters.com/column/188172-creepypast... http://www.rockpapershotgun.com/2012/02/21/the-nev...